Theo con số thống kê giao thông đường bộ cho biết, lỗi vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường gặp nhất và phổ biến nhất tại nước ta. Đối với những trường hợp nhẹ thì phạt tiền, đối với những trường hợp nặng là gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc để những lại hậu quả gánh nặng cho người tham gia giao thông cho gia đình họ.
Vậy như thế nào là chúng ta đã vượt đèn đỏ?
Như chúng ta đã biết tín hiệu của đèn giao thông sẽ có 3 màu được nhà nước quy định như sau (hệ thống báo hiệu đường bộ điều thứ 10): Khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh thì các phương tiện tham gia giao thông được phép đi. Đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì có nghĩa là cấm các phương tiện tham gia giao thông không được phép đi. Và đèn chuyển sang màu vàng thì có nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, đối với trường hợp đi quá vạch dừng thì sẽ được đi tiếp.
Theo quy định trên: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ, thì tất cả các phương tiện giao thông đều phải dừng lại trước vạch kẻ liền ngang đường có màu trắng. Khi các phương tiện làm ngược lại với quy định đó đồng nghĩa với việc đã vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, và theo quy định thì sẽ bị xử phạt. Hiện nay 2 phương tiện tham gia giao thông chính là xe máy với ô tô. Vậy khi vi phạm vượt đèn đỏ xe máy và xe ô tô thì mức phạt đối với 2 phương tiện này là bao nhiêu?
Mức phạt đối với các loại phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ.
Theo thống kê cho biết lỗi vượt đèn đỏ qua các năm không có dấu hiệu sụt giảm, đây là con số khá báo động bởi chỉ vì một chút chủ quan của người tham gia giao thông có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề không đáng có. Vì thế Chính phủ đã ban hành nghị định mức phạt đối các phương tiện tham gia giao thông.
Cụ thể vào ngày 30/12/2019, Chính phủ đã phê duyệt và quyết định ban hành nghị định số 100. Theo đó, nghị định này có nội dung tăng mạnh mức phạt với hành vi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ.
Đối với lỗi xe ô tô vượt đèn đỏ:
Mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng ( ở nghị định số 100), trước đây cũng với lỗi xe ô tô vượt đèn đỏ thì mức phạt giao động từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. Và đồng thời cũng bị tước việc sử dụng giấy phép lái xe trong vòng từ 1 tháng đến 3 tháng đối với trường hợp nghiêm trọng gây ra tai nạn mức phạt được nâng lên từ 2 tháng đến 4 tháng.
Đối với lỗi vượt đèn đỏ xe máy, xe mô tô kể cả xe máy điện:
Mức phạt lỗi từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng ( ở nghị định số 100). Trước đây với hành vi này mức phạt giao động từ 300.000 đến 400.000 đồng, và tạm tước Giấy phép lái xe trong vòng từ 1 tháng đến 3 tháng.
Đối với máy kéo, những xe máy chuyên dùng
Khi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ thì sẽ có mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, mức phạt này cũng tăng mạnh trong khi trước đây mức phạt là 400000 đến 600000 đồng, đồng thời người điều khiển phương tiện này cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ( đối với máy kéo) trong vòng từ 1 tháng đến 3 tháng, mức phạt sẽ tăng lên 2 tháng đến 4 tháng nếu người điều khiển gây ra tai nạn giao thông.
Một số kinh nghiệm để hạn chế lỗi vượt đèn đỏ
Lỗi vượt đèn đỏ là điều không một người điều khiển phương tiện nào mong muốn. Sau đây là một số giải pháp hy vọng rằng có thể giúp bạn đọc hạn chế vượt đèn đỏ xe máy hay lỗi vi phạm xe ô tô vượt đèn đỏ.
Đối với trường hợp ngã tư đồng hồ đếm ngược không hoạt động, bạn hãy chú ý quan sát từ xa, nếu tín hiệu đèn báo đang xanh thì bạn hãy giảm tốc đi chậm lại và đợi đèn tín hiệu chuyển từ màu vàng hoặc đỏ thì dừng để đi ở nhịp đèn kế tiếp. Còn nếu tín hiệu đèn đang báo màu đỏ thì lúc này bạn hãy đi nhanh để chiếm ngã tư, kịp thời cho việc đi tiếp ở ngay nhịp đèn tiếp theo.
Kết luận
Đã tham gia giao thông thì hãy chấp hành tuân thủ luật giao thông đã đề ra. Tín hiệu báo đèn đỏ thì dừng lại và tín hiệu chuyển sang màu xanh thì hãy chạy xe đi tiếp. Ông cha ta có câu “Nhanh một phút – Chậm cả đời”, vì thế chấp hành tốt luật giao thông để hạn chế tối thiểu tai nạn giao thông.
Mong rằng bài viết của baoloixe.net đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về lỗi vượt đèn đỏ với cả ô tô và xe máy.
Recent Comments