Lỗi xe máy không chính chủ: Hiểu như thế nào là đúng?

0

Lỗi xe máy không chính chủ là lỗi thường gặp trong quá trình tham gia giao thông. Tuy nhiên, quy định cụ thể về lỗi này như thế nào? Có phải tất cả các trường hợp đi xa máy không chính chủ sẽ bị phạt hay không? Mức phạt vi phạm được quy định như thế nào?…. Những vấn đề này sẽ được giải quyết qua bài viết dưới đây.

Xử phạt lỗi xe máy không chính chủ

Xử phạt lỗi xe máy không chính chủ

Lỗi xe máy không chính chủ là như thế nào?

Theo Nghị định 100/2019 NĐ – CP và Thông tư 15/2014 TT – BCA thì có thể hiểu đơn giản lỗi xe máy không chính chủ là hành vi khi mua, bán, thừa kế tài sản, được tặng, cho mà không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (Nhằm mục đích chuyển tên chủ xe trong giấy tờ đăng ký xe thành tên của mình) theo quy định.

Theo đó, trong 30 ngày kể từ thời điểm phát sinh các giao dịch như mua – bán, cho, tặng, kế thừa mà không thực hiện quá trình đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt đối với chủ phương tiện theo quy định của pháp luật.

Lỗi xe máy không chính chủ là gì?

Lỗi xe máy không chính chủ là gì?

Đi xe máy không chính chủ có bị phạt hay không?

Theo quy định của pháp luật, lỗi xe máy không chính chủ chỉ áp dụng khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên trong Giấy đăng ký xe theo quy định khi thực hiện các giao dịch như mua – bán, được tặng, cho, kế thừa tài sản là xe máy, ô tô hay các loại xe tương tự như xe ô tô. Hơn nữa, trong Nghị định 100/2019 NĐ – CP cũng đã quy định rất rõ về quá trình phát trình xác minh chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên thông qua:

  • Thứ nhất, thông qua hoạt động điều tra, tiến hành giải quyết tai nạn giao thông có mức độ nghiêm trọng trở lên
  • Thứ hai, thông qua hoạt động đăng ký xe của chủ xe

Vì vậy, trong trường hợp bạn tham gia giao thông mà mượn xe của người khác thì sẽ không bị xử phạt lỗi xe máy không chính chủ.

Đi xe máy không chính chủ có bị xử phạt không?

Đi xe máy không chính chủ có bị xử phạt không?

luật đi xe máy không chính chủ

Trong trường hợp đi xe không chính chủ, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, độ tuổi, trách nhiệm pháp lý, người tham gia giao thông cần phải đảm bảo các giấy tờ sau:

  •   Đăng ký lái xe
  • Giấy chứng nhận về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
  • Giấy phép lái xe của người khiển phương tiện tham gia giao thông (Bằng lái xe)
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường Bộ
Giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe

Lỗi xe máy không chính chủ phạt bao nhiêu tiền?

Quyết định xử phạt và mức phạt đối với lỗi đi xay máy không chính chủ được quy định tại khoản 4, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ – CP đối với trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe theo đúng quy định như mua – bán, được tặng, cho, kế thừa tài sản là xe gắn máy, xe ô tô hay bất cứ loại hình nào tương tự như xe ô tô như sau:

Đối tượng áp dụng Mức phạt
Đối với chủ xe là cá nhân Từ 400.000 VNĐ – 600.000 VNĐ
Đối với chủ xe là tổ chức Từ 800.000 VNĐ – 1.200.000 VNĐ

 

Qua những thông tin trên, các chủ xe không nên xem nhẹ việc làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Bởi xe là một nguồn có thể gây nguy hiểm ở mức độ cao trong quá trình tham gia giao thông. Hơn nữa, việc không thực hiện sang tên chủ xe sẽ gây nhiều khó khăn khi phát sinh các rủi ro như tai nạn giao thông hay các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Lỗi xe máy không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi xe máy không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Quá trình làm thủ tục sang tên xe máy thực hiện như thế nào?

Đối với trường hợp sang tên cho người mua trong cùng tỉnh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

  • Hồ sơ thực hiện sang tên gồm có:
  • Giấy khai về đăng ký xe
  • Chứng từ lệ phí trước bạ
  • Chứng từ chuyển nhượng quyền sở hữu xe
  •  Giấy tờ chủ xe

Bước 2: Nộp hồ sơ và đợi kết quả

Người muốn chuyển nhượng tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận, lưu ý, xe đăng ký ở đâu thì tiến hành làm thủ tục ở đó.

Người thực hiện thủ tục sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký xe mới cho chủ xe mới trong khoảng thời gian là không quá 2 ngày kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng. Còn biển số xe sẽ được cấp ngay sau khi mọi thủ tục được hoàn tất.

Quy trình làm thủ tục sang tên xe máy

Quy trình làm thủ tục sang tên xe máy

Đối với trường hợp sang tên xe ở tỉnh khác

Thứ nhất, người bán người chuyển nhượng sẽ tiến hành làm thủ tục sang tên ở địa điểm cấp đăng ký lái xe

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Gồm có:

  • 2 bản giấy khai sang tên, chuyển nhượng xe
  • Chứng từ chuyển nhượng về quyền sở hữu xe
  • Biển số xe, chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy tờ của người được cho, được tặng, người mua

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thứ hai, người mua sẽ thực hiện làm thủ tục tại nơi xe sẽ chuyển đến

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ sau:

  •  Giấy khai đăng ký lái xe
  •  Chứng từ của lệ phí trước bạ
  • Giấy khai sang tên xe
  •  Phiếu sang tên xe kèm theo giấy tờ hồ sơ gốc của xe và chứng từ chuyển nhượng quyền sở hữu xe
  •    Giấy tờ chủ xe

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người được chuyển nhượng tiến hành nộp lệ phí theo quy định và được cấp biển số xe và giấy đăng ký xe mới sau khi mọi thủ tục được hoàn tất.

Kết luận

Lỗi xe máy không chính chủ chỉ bị phạt khi chủ xe không làm thủ tục sang tên chuyển nhượng xe. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra, bạn nên tiến hành làm thủ tục sang tên sau khi bán xe hoặc chuyển nhượng xe cho người khác để vừa đảm bảo quyền lợi của hai bên, vừa hạn chế nguy cơ vi phạm pháp luật.

Bạn có thể theo dõi thêm các bài viết của baoloixe.com tại đây: