Bạn mới sắm cho mình một chiếc xe máy để đi lại cho công việc hàng ngày nhưng bạn luôn thắc mắc liệu xe máy có phải đi bảo dưỡng hay không? Bảo dưỡng ở đâu là tốt nhất? Có nên bảo dưỡng xe máy tại hãng? … Đó có thể sẽ là hàng loạt các câu hỏi được bạn đặt ra cho bản thân mình phải đi tìm câu trả lời khi mới sở hữu một chiếc xe máy.
Có thể nói bất kỳ đồ dùng hay phương tiện nào muốn bền lâu thì đều phải bảo dưỡng thường xuyên và xe máy cũng vậy việc bảo dưỡng xe máy là việc vô cùng cần thiết để giữ cho xe máy của bạn luôn vận hành êm ái. Việc bảo dưỡng xe máy cũng giống như việc “chăm sóc sức khỏe” cho nó vậy. Dưới đây baoloixe.com sẽ nói một số điều bạn cần biết để chăm sóc xe của mình tốt hơn.
Nên bảo dưỡng xe máy ở hãng hay ngoài cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng xe
Câu hỏi “ có nên bảo dưỡng xe máy ở hãng hay không ?” là một câu hỏi mà được mọi người mọi nhà hỏi trước khi đi bảo dưỡng xe máy. Hiện nay, các cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng xe máy xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho chúng ta càng phải đặt câu hỏi phải chăng sửa chữa, bảo dưỡng xe máy mang lại lợi nhuận cao hay chăng?
Có thể sự mọc lên nhanh như dạ đó càng khiến cho chúng ta lo sợ bị “chặt chém” hoặc bị “lột đồ” tại các cửa hàng. Đối với những người không hiểu biết nhiều về xe máy đặc biệt là phụ nữ thì việc bị các cửa hàng không uy tín “qua mặt” là rất phổ biến. Khi những chiếc xe càng sang càng có giá trị đắt đỏ, đặc biệt là các mẫu xe moto phân khối lớn như Honda Rebel 300, CB500X hay CB1000R thì càng có nguy cơ bị tráo đồ thành những đồ dởm kém chất lượng như nhông xích, bộ lọc gió, bình xăng con, IC …
Bên cạnh đó một “mánh khóe” được rất nhiều các cửa hàng sửa chữa bảo dưỡng làm đó là họ sẽ không bao giờ thay mới hoàn toàn mà thường sẽ chỉ sửa chữa để bạn chạy xe đến một thời gian nào đó lại hỏng. Nên lời khuyên tốt nhất là bạn muốn bảo dưỡng xe của mình cẩn thận, tốt nhất thì nên bảo dưỡng xe máy tại hãng của xe vì:
- Thiết bị phụ tùng chính hãng: Đại lý chính hãng chính là nơi mà hiểu rõ nhất về cấu tạo chiếc xe của bạn và tại đây các thiết bị phụ tùng sẽ được nhập trực tiếp từ xưởng sản xuất của hãng với một mức giá niêm yết nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chiếc xe của mình. Bên cạnh đó nếu bạn còn trong thời gian được bảo hành của hãng thì bạn sẽ được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ theo lịch của họ và hoàn toàn miễn phí.
- Nhân viên sửa chữa với trình độ chuyên môn cao: Những nhân viên được tuyển vào làm tại các đại lý chính hãng đều được kiểm tra về chuyên môn một cách cẩn thận, họ được đào tạo sâu về kỹ thuật cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Họ là người đưa ra cho bạn những lời khuyên rằng khi nào nên đi bảo dưỡng, thời gian nên bảo dưỡng là bao lâu.
Bảo dưỡng xe máy ở hãng là làm những gì?
Bạn là người thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng ở các cửa hàng ở ngoài và đã tận mắt được xem cách người thợ bảo dưỡng xe như thế nào nhưng bạn lại không biết vì sao có khi bảo dưỡng ở hãng có khi lại đắt hơn ở cửa hàng ngoài. Không biết rằng bảo dưỡng ở hãng họ làm có khác và có nên bảo dưỡng xe máy ở hãng dù giá có thể bị đắt hơn không?
Bảo dưỡng xe máy định kỳ cũng giống như việc bạn đi khám sức khỏe định kỳ để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dù xe của bạn là xe ga hay xe số thì bạn cũng nên kiểm tra định kỳ các hạng mục sau:
Thay dầu nhớt xe máy định kỳ
Thời gian thay dầu và lọc dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể là điều kiện môi trường, mức độ sử dụng hay chất lượng dầu. Lời khuyên mà tại các trung tâm bảo dưỡng của hãng khuyên chúng ta nên thay dầu một cách định kỳ, với xe mới thay lần đầu thì sau 500km hãy thay dầu mới và những lần sau có thể đi từ 1500km đến 2000km thì thay. Còn đối với các loại nhớt thì xe ga hay xe số cũng nên thay định kỳ:
- Thay nhớt (dầu máy): Trong điều kiện bình thường thì khi bạn đi được từ 2000 – 3000 km thì nên thay còn nếu trong trường hợp bạn hay phải đi xe trong điều kiện vùng đồi núi, dốc cao thì bạn nên thay sớm hơn so với ở điều kiện bình thường. Đặc biệt trong trường hợp bạn bị ngập nước thì nên thay dầu máy ngay lập tức để tránh việc nước vào động cơ dễ làm cho xe hỏng.
- Dầu láp (dầu hộp số) của xe tay ga: Riêng với xe tay ga có thêm loại dầu láp (dầu hộp số) để đảm bảo bôi trơn các bánh răng. Nếu không thay dầu láp dễ dẫn đến tình trạng khô hoặc vỡ bánh răng, giảm hiệu quả truyền động. Một mẹo nhỏ là cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần.
- Dầu phanh và má phanh: Dần theo thời gian, má phanh sẽ bị mòn, mất độ bám, gây nguy hiểm. Dầu phanh cạn hoặc chứa nhiều cặn bẩn khiến việc bóp phanh không trơn tru, dễ làm hỏng pít-tông phanh. Do đó bạn cần kiểm tra và thay thế chi tiết này sau mỗi 15.000 – 20.000 km.
Kiểm tra Bugi và lọc gió
- Kiểm tra Bugi: Việc kiểm tra bugi định kỳ cũng là một việc rất quan trọng vì theo thời gian sử dụng thì đầu cực của Bugi cũng sẽ bị hao mòn gây ra hiện tượng đánh lửa không đều nhiều khi sẽ làm cho động cơ dễ “hụt hơi” gây hao xăng nên chủ xe cần kiểm tra và thay định kỳ từ 8000- 10000 km.
- Bộ phận lọc gió: Lọc gió được xem là “lá phổi” của xe, có tác dụng lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng, tạo hỗn hợp cháy. Bạn có thể hình dung ra được điều gì sẽ xảy ra nếu lọc gió quá bẩn hay không? Khi đó, nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe dễ bị hụt hơi và không tránh khỏi thải khói đen ra ngoài. Hàng năm hoặc sau khoảng (10.000 – 16.000 km) cần thay lọc gió 1 lần. Xe càng chạy trong khu vực không khí bị ô nhiễm càng nên thay sớm hơn. Đối với mỗi loại lọc gió, mỗi dòng xe và điều kiện hoạt động của xe nên lịch bảo dưỡng và thay thế có thể sẽ khác nhau không có hẳn một tiêu chuẩn nào cả. Kiểu khô làm sạch sau mỗi 4.000 km và thay thế sau mỗi 12.000 km. Kiểu lọc gió mút có thể vệ sinh hoặc giặt sạch, phơi khô. Kiểu giấy nhờn thì thay thế sau mỗi 16.000 km hoặc thường xuyên hơn. Đặc biệt riêng loại giấy nhờn, nhà sản xuất khuyến cáo không nên vệ sinh mà chỉ thay thế theo định kỳ.
Bảo dưỡng lốp xe và hệ truyền động
- Lốp xe: Lốp xe máy thì có loại lốp có săm và lốp đặc không có săm. Những dòng xe có giá trung bình sẽ được thiết kế là lốp có săm vì giá thành nó không quá đắt và dễ dàng thay thế khi gặp sự cố. Còn đối với dòng xe ga đắt tiền hơn chút thì được thiết kế với dạng lốp không săm để tránh tình trạng bị ăn đinh mà không bị xuống hơi quá nhanh nhưng nó lại có giá thành cao hơn so với lốp thông thường.
Theo khuyến cáo, nên thường xuyên kiểm tra lốp xe trước khi lái như áp suất lốp, độ mòn bất thường, nứt hoặc vết chém trên hông lốp và độ dày của bề mặt lốp. Kiểm tra định kỳ 4.000 km/lần tại các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng. Khi thay lốp mới nên kiểm tra thông số lốp tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra để phù hợp với dòng xe tránh việc chọn nhầm lại mất tiền oan mà gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Dây đai, nhông, xích: Khi bạn nghe thấy tiếng lạch cạch khi khởi động xe, xe có sức ì hay xe không bốc khi tăng ga thì nên vệ sinh dây đai định kỳ và thay mới sau mỗi 20.000 km.
Bảo dưỡng xe máy hết bao nhiêu tiền? Bảo dưỡng ở hãng có đắt hơn so với các cửa hàng ngoài.
Bạn có để ý rằng số tiền mỗi lần chúng ta phải trả để trả cho việc bảo dưỡng xe máy có thể thấp nhất là gần 300.000 đồng hay không và số tiền đó có thể tăng dựa theo số lượng thiết bị phụ tùng chúng ta thay mới hay không. Dưới đây sẽ là giá niêm yết tại trung tâm bảo dưỡng xe máy ở hãng Honda chia sẻ mà bạn có thể tham khảo:
Đó là những điều cơ bản nhất mà chuyên mục Xe máy có thể chia sẻ cho bạn giúp bạn biết được những điều cơ bản nhất để bảo vệ chiếc xe của mình luôn vận hành êm ái và bền lâu. Nếu trong trường hợp bạn không yên tâm các cửa hàng ngoài thì câu trả lời cho các bạn là có nên bảo dưỡng xe máy ở hãng thay vì bảo dưỡng ở ngoài để không may bị “chặt chém”. Và chúng tôi mong rằng bạn sẽ tìm được cho mình một nơi bảo dưỡng uy tín nhất để nhận được điều tốt nhất về cả giá cả và chất lượng phục vụ.
Recent Comments